TÌM HIỂU VỀ NGÀNH HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Quản lý nhà nước là một trong số những ngành học đã có từ rất lâu và được nhiều người lựa chọn. Nếu bạn đang có ý định theo học ngành này và muốn tìm hiểu học quản lý nhà nước ra làm gì? Để rộng đường cho sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai của các bạn thí sinh, phóng viên Facebook tuyển sinh có cuộc phỏng vấn đối với Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Phó Trưởng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế về ngành học này. Mời các bạn cùng theo dõi cuộc phỏng vấn này!
Học ngành Quản lý nhà nước ra có những công việc gì?
Phóng viên Facebook tuyển sinh (PV): Xin Tiến sĩ cho thí sinh biết thêm một vài thông tin về ngành học Quản lý nhà nước hiện nay?
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh (Tiến sĩ): Quản lý nhà nước là việc thực thi những quyền lực của nhà nước, hoạt động quản lý được thực hiện dựa trên pháp luật, quy định của nhà nước đã ban hành để đảm bảo sự phát triển xã hội một cách tốt nhất.
Quản lý nhà nước là một chuyên ngành được đào tạo tại Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế từ năm 2019. Các bạn khi tham gia học ngành này sẽ được đào tạo tỉ mỉ về các vấn đề như thủ tục hành chính, vấn đề liên quan đến quản lý cũng như hệ thống tư tưởng, chính trị và pháp luật của nhà nước. Khi theo học ngành Quản lý nhà nước các bạn sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành, kiến thức chuyên sâu nói về những hoạt động hành chính, quản lý... Bên cạnh đó các bạn cũng được đào tạo thêm những kỹ năng nghiệp vụ về tin học văn phòng, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và rất nhiều những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai.
Những việc làm hấp dẫn
Thư Ký Hành Chính - Văn Thư
Thư Ký Hành Chính Văn Phòng
Nhân Viên Hành Chính - Văn Thư
Thư Ký Văn Phòng
Thư Ký Văn Phòng
PV: Học ngành Quản lý nhà nước khi ra trường sinh viên có thể làm được những công việc gì thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ: Sau khi có bằng cử nhân chuyên ngành Quản lý nhà nước đồng nghĩa với việc bạn có những kiến thức và kỹ năng cũng như trình độ chuyên môn để đi vào thực tế công việc. Dưới đây là danh sách các việc làm quản lý nhà nước phổ biến như:
1. Công chức, viên chức
Với ngành Quản lý nhà nước bạn có thể tham gia công việc công chức, viên chức nhà nước. Tùy thuộc vào trình độ chuyên môn bạn có thể thi tuyển tại các cơ quan chính quyền nhà nước, ban ngành ở các cấp từ Trung ương đến Địa phương.
2. Nhân viên quản lý hành chính
Bạn cũng có thể làm những nhân viên quản lý hành chính tại các cơ quan nhà nước hay cơ quan tư nhân. Đây là vị trí được nhiều người lựa chọn bởi bạn có thể áp dụng kiến thức quản lý đối với phòng, nhóm hay doanh nghiệp.
3. Trợ lý lãnh đạo, bộ phận tham mưu các cấp
Đây là công việc mà hầu hết bạn nào học ngành quản lý nhà nước cũng có thể đảm nhận. Nếu bạn muốn trở thành một nhà cố vấn hành chính thì đây cũng là công việc được nhiều người đánh giá là có khả năng phát triển tốt và học hỏi được rất nhiều.
4. Cán bộ hành chính văn phòng
Hầu hết doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước nào cũng cần đến cán bộ hành chính. Vì thế việc làm cho ngành quản lý nhà nước là rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn nhiều công việc theo sở thích của bản thân. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trở thành các chuyên viên văn phòng hay thư ký tổng hợp, cán bộ văn thư... rất nhiều những chức danh và công việc phù hợp với nhu cầu cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của từng đối tượng.
Quản lý nhà nước với nhiều vị trí tuyển dụng
5. Cán bộ giảng dạy:
Có thể làm cán bộ giảng viên, giảng dạy các học phần về quản lý nhà nước tại các trường chính trị, các học viện, các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý
PV: Xin tiến sĩ khái quát qua về chương trình và các mục tiêu cụ thể trong đào tạo?
TS: Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư. Tốt nghiệp ngành Quản lý Nhà nước, sinh viên trở thành những cử nhân quản lý nhà nước với yêu cầu cũng như đáp ứng các mục tiêu cụ thể:
- Trung thành với Đảng, nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức;
- Trở thành một công chức chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả;
- Trở thành một đồng nghiệp tận tình, một cộng sự tốt, biết làm việc nhóm, tinh thần đoàn kết, đồng đội, tận tâm;
- Thành thạo những kiến thức và kỹ năng chuyên môn để giải quyết các công việc;
- Người lao động sáng tạo và không ngừng đổi mới;
- Hiểu biết xã hội;
- Tinh thần phục vụ xã hội, phụng sự tổ quốc.
PV: Khi tốt nghiệp sinh viên Quản lý nhà nước có những tố chất nào thưa tiến sĩ?
TS: Có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán với các đối tượng; Có khả năng làm việc độc lập, có khả năng đọc, hiểu các tài liệu thuộc trong nước và quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước; Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng; Có trình độ ngoại ngữ cao; Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, dự báo và trình bày thông tin một cách độc lập; Có kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển nhóm; Kiên trì, nhẫn nại, chịu được áp lực cao trong công việc.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh đã cung cấp những thông tin bổ ích này cho các em thí sinh trước mùa tuyển sinh năm 2021
Người đăng: Khoa Lý luận chính trị