Tin tức
Trường ĐH Khoa học Huế - cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Tại sao bạn chọn Trường ĐH Khoa học Huế (Đại học Huế) tại TP Huế? Bởi vì, ở đó, sinh viên được học những chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp, cung cấp những kiến thức cơ bản, có phương pháp mang tính định hướng cao, cập nhật các xu hướng mới trong khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và của xã hội.
*ThS. Phan Hùng Vĩnh – Phó Giám đốc kiêm Trại Trưởng Trại Phát triển Công nghệ giống cây trồng Tam An - Trung tâm Giống Nông - Lâm nghiệp Quảng Nam
Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học là một trong những khoa cơ bản, được thành lập từ rất sớm nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ giảng dạy rất mạnh gồm nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sỹ được đạo tạo ở trong và ngoài nước. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã phát triển ngày càng lớn mạnh, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc hiện đại đáp ứng được nhu cầu đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoa luôn cập nhật và đào tạo các chuyên ngành phù hợp với thực tiễn, sinh viên được thực hành và tiếp cận thực tế nhiều hơn.
Tại Trung tâm Giống Nông – Lâm nghiệp đã có 5 sinh viên Khoa Sinh các khóa làm việc, hầu hết các bạn đều có kiến thức cơ bản, bao quát tốt, phát huy được chuyên môn, đảm đương được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, đặc biệt là lĩnh vực giống cây trồng ứng dụng công nghệ cao.
*Bà Phạm Thị Diệu My – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội (CSRD)
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển xã hội là nơi được rất nhiều sinh viên Xã hội học đăng ký thực tập tốt nghiệp hoặc tham gia các công tác tình nguyện phát triển cộng đồng khác. Khả năng phân tích tốt các vấn đề xã hội, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tính cầu thị trong phát triển năng lực cá nhân từ các cựu sinh viên cho thấy Khoa Xã hội học có khung chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp và có phương pháp đào tạo mang tính định hướng cao. Chúng tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của Khoa trong thời gian tới để cung cấp nhiều hơn nữa các nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Vượt qua những khó khăn của ngày đầu tiên thành lập, sau hơn 10 năm hoạt động, Khoa Xã hội học của Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế đã khẳng định được thương hiệu đào tạo của mình. Là một tổ chức nghiên cứu và phát triển cộng đồng, chúng tôi tuyển dụng chính thức 3 cán bộ dự án được đào tạo từ Khoa Xã hội học. Sau một thời gian làm việc và bổ sung thêm ngoại ngữ, tất cả các cán bộ của chúng tôi tuyển dụng từ Khoa đều có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
*TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế
Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế là cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế. Đội ngũ sinh viên ở đây có chất lượng về chuyên môn, năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu công tác; đã được tuyển dụng vào làm việc tại các phòng, ban chuyên môn của Sở Văn hóa và Thể thao và tại các đơn vị bảo tàng, thư viện, trường Văn hóa nghệ thuật, phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thị xã, thành phố Huế…
Những cán bộ này đã phát huy được năng lực, sở trường công tác, tham mưu có hiệu quả về chuyên môn và các lĩnh vực quản lý nhà nước; chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu khoa học của ngành, của tỉnh và các cơ quan Trung ương; tham gia nhiều đề án, quy hoạch, chương trình hợp tác quốc tế đã được phê duyệt và triển khai. Nhiều cán bộ đã phát huy năng lực chuyên môn, được tín nhiệm bố trí vào các vị trí lãnh đạo, quản lý; nhiều cán bộ khoa học đã trưởng thành, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh”.
*TS. Dương Tuấn Anh – Giám đốc VNPT tỉnh Thừa Thiên Huế
Để vận hành hệ thống hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, VNPT Thừa Thiên Huế xác định con người là yếu tố quyết định, hàng loạt kỹ sư của VNPT Thừa Thiên Huế đều được nhà trường và Khoa Vật lý trước đây (sau này là Khoa Điện tử viễn thông) đào tạo những kiến thức cơ bản chính, qua quá trình rèn luyện thực tiễn đã làm chủ được công nghệ như ngày hôm nay. Cũng xin thông tin thêm là tại VNPT TT Huế phần lớn cán bộ kỹ thuật chủ chốt đều được đào tạo tại Khoa Vật lý từ khóa 2 cho đến nay.
Khoa đã có khung đào tạo chung hướng đến nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Khoa đã thường xuyên điều chỉnh chương trình đào tạo giúp sinh viên cập nhật được xu hướng mới trong khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và xã hội.
Hàng năm căn cứ trên nhu cầu nhân lực của đơn vị, VNPT Thừa Thiên Huế đã tổ chức các đợt phỏng vấn tuyển các sinh viên khá, giỏi (trong đó có nhiều sinh viên tốt nghiệp Khoa Điện tử viễn thông) và bố trí công việc phù hợp với từng người nhằm phát huy năng lực. Các sinh viên đã được trang bị kiến thức và kỹ năng cho nghề nghiệp phù hợp với doanh nghiệp, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng tự học, tự nghiên cứu khá tốt nên có thể nhanh chóng nắm được yêu cầu của công việc. Hiện nay các sinh viên này đều đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
*Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh – Trưởng Văn phòng đại diện báo Thanh Niên tại miền Trung
Tôi làm báo nhưng có tham gia giảng dạy ở nhiều trường đại học. Với tư cách của người quản lý khu vực của một tờ báo tự hạch toán nên rất chú trọng đến việc tuyển dụng. Với báo Thanh Niên, tiêu chí duy nhất là làm giỏi chuyên môn, kể cả khi họ làm phóng viên hay công việc PR.
Hầu hết các tỉnh miền Trung phóng viên đều xuất thân từ Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế, trước đó là Khoa Ngữ văn - Báo chí hoặc sau này là Khoa Báo chí - Truyền thông và họ đều là những nhà báo giỏi (như Hứa Văn Đông, Bùi Ngọc Long, Nguyễn Phúc, Trương Quang Nam, Lê Hoàng Sơn…, hay các sinh viên nay công tác ở các tỉnh thành khác như Đình Phúc, Nguyễn Chung…) Có người trở thành cán bộ quản lý khi còn rất trẻ như Vũ Trần Phương Thảo.
Thế hệ trước đó, rất nhiều người từ “lò” đào tạo này hầu hết đã trở thành lãnh đạo của các cơ quan báo chí ở miền Trung (như Lê Minh Hùng, Đặng Xuân Thu, Huỳnh Hùng, Lê Văn Gia, Khánh Hòa, Nguyễn Hữu Thái, Trương Đức Minh Tứ…)
Trong chương trình đạo tạo, các môn PR cũng được chú trọng nên những sinh viên ra trường làm công tác này đều rất giỏi (như Nguyễn Vũ Hạnh Chi (Thanh Niên), Trần Phương Chi (Đại học Đông Á)… Theo hiểu biết của tôi, PR là ngành học mà hiện nay đang có nhu cầu rất cao vì không chỉ các cơ quan báo chí tuyển mà các cơ quan, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cả những người kinh doanh quy mô lớn nhỏ đều đang rất cần. Vì thế, nhà trường và khoa nên có một bộ môn riêng vì hứa hẹn rất nhiều triển vọng về việc làm cho sinh viên khi ra trường.
Vì sao tôi dạy nhiều trường nhưng thường tuyển dụng sinh viên Đại học Huế? Là vì tôi thấy nền tảng của những sinh viên này rất căn bản, một phần do đầu vào tốt và chương trình giảng dạy phù hợp. Đó là điều các trường trong khu vực có đào tạo ngành này chưa đạt được.
Tôi có hai đứa con, do tôi hiểu nên đã hướng cho cả hai đều học tại Khoa Báo chí - Truyền thông Trường ĐH Khoa học - Đại học Huế, sau đó con đầu học tiếp lên cao ở nước ngoài và cả hai đều làm việc tốt. Ngôi trường này tôi và vợ tôi (nay phụ trách Ban Văn nghệ Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng) từng học. Đó là thực tế.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, báo chí, PR là lĩnh vực thường xuyên có sự thay đổi sáng tạo, với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức phải được cập nhật liên tục. Do vậy, chương trình giảng dạy cũng phải luôn được cập nhật và thay đổi, bổ sung nhiều môn học cho phù hợp, đặc biệt là các môn kỹ năng có tính thực hành.
Theo tôi, các môn học bắt buộc (thuộc phần cứng) nên chiếm khoảng 30%, 70% môn học nên để dạng “mở” để có thể điều chỉnh qua hàng năm hoặc 6 tháng một. Làm báo hay PR phần nhiều là kỹ năng nên phải dành nhiều môn mời thỉnh giảng giỏi về các kỹ năng đó.
Ngoài ra, cũng cần kết nối với Bộ Thông tin & Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí lớn, các cơ sở đạo tạo nước ngoài… để giảng viên và sinh viên được thụ hưởng những dự án đào tạo nâng cao của họ.
*Công ty Gameloft chi nhánh Đà Nẵng
Hiện nay có 17 cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học, Đại học Huế đang làm việc tại văn phòng Gameloft Đà Nẵng. Trong đó có từ 8 người hiện đang giữ các chức vụ quản lý trở lên. Hàng năm Gameloft Đà Nẵng thường xuyên hợp tác để làm seminar, tổ chức các buổi tham quan văn phòng cũng như tuyển dụng sv và trao học bổng cho các sv xuất sắc.
Về sinh viên của khoa, chất lượng nhân lực tốt, kĩ thuật đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên cần cải thiện ngoại ngữ và một số kĩ năng mềm. Về Khoa, Gameloft đã nhận được sự hợp tác tốt, tạo điều kiện và hỗ trợ Gameloft hết mình. Hy vọng trong tương lai công ty và Khoa sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau để tang cường sự hợp tác đôi bên.
*Ông Nguyễn Tuấn Phương từ FSoft Đà Nẵng
Khoa CNTT được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp và chất lượng giảng dạy tiên tiến nhất.
Môi trường làm việc trong ngành CNTT rất đa dạng với nhu cầu nhân lực rất lớn. Hiện nay, hầu như mọi tổ chức, cơ quan đều cần người có chuyên môn về CNTT. Một số công ty, tập đoàn máy tính và doanh nghiệp phần mềm nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng nhân lực về CNTT gần như vô hạn. Công việc của người làm CNTT thường bao gồm: Lập trình, kiểm thử phần mềm, thiết kế các hệ thống thông tin, thiết kế các giải pháp tích hợp, quản trị hệ thống và an ninh mạng,…
*ThS. Đặng Quốc Tiến – Phó Giám đốc Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung
Các sinh viên ngành Địa chất học ở Trường ĐH Khoa học được đào tạo cơ bản, có chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Thông tin chi tiết tại: http://tuyensinh.husc.edu.vn/
Địa chỉ: 77 Nguyễn Huệ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐT: (0234) 3898.420 - 01253.655.941
Facebook: https://www.facebook.com/husc.edu.vn
Email: admin@husc.edu.vn
Tuyển sinh năm học 2017-2018, trường ĐH Khoa học, ĐH Huế thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường từ 15,5 điểm. Toàn trường có 2.170 chỉ tiêu cho 24 ngành phân ra 4 nhóm ngành chính là: Nhân văn – Kỹ thuật – Toán và Thống kê – Các ngành khác.
*Ký hiệu trường: DHT