Thông báo

THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI THEO CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM (Application Requirements on CBPR Program with Rural community)

Trân trọng thông báo cho ứng viên đăng ký và đề xuất đề tài theo Chương trình Nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng (Community-Based Participatory Research - CBPR) thuộc dự án của Cơ quan Phát triển Khoa học Nhật Bản (JSPS) với chủ đề Nghiên cứu khả năng phát triển nông thôn bằng nội lực (nguồn lực địa phương) ở Việt Nam và Châu Á gió mùa dưới tác động của "Suy giảm và già hóa dân số - KASO”. Chúng tôi mong nhận được các bản đề xuất đề tài nghiên cứu về phát triển cộng đồng nông thôn từ các cán bộ trẻ.

Mục đích của chương trình: Đào tạo cán bộ trẻ có khả năng nghiên cứu khoa học.

(1) ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

a. Thành viên đề tài

- Chủ nhiệm đề tài: Là các cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; NCS và học viên cao học dưới 40 tuổi thuộc các trường thành viên của Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

- Thành viên phối hợp nghiên cứu: Có một hoặc vài người ở cộng đồng địa phương cùng phối hợp nghiên cứu, có thể là cán bộ hợp tác xã hoặc người dân...

b. Khu vực nghiên cứu

Các vùng/đơn vị hành chính ở nông thôn Việt Nam.

c. Các từ khóa ưu tiên trong đề tài nghiên cứu

Cộng đồng, hoạt động kinh tế cộng đồng, hợp tác xã, nguồn nhân lực trong mối quan hệ cộng đồng, quản lý cộng đồng, quản lý không gian (lãnh thổ).

(Community, Community Business, Cooperative, human resource of community ties, community management, spatial management).

d. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 11/2022 đến 03/2024. Trong đó:    

- Báo cáo giữa kỳ: Tháng 03/2023

- Nộp báo cáo tổng kết (Final Report) đảm bảo hàm lượng khoa học theo yêu cầu để công bố bài báo: Tháng 3/2024.

e. Công bố bài báo

Sau khi kết thúc đề tài, trong khoảng thời gian từ 03/2024 đến tháng 03/2025, chủ nhiệm đề tài cùng phối hợp với Chủ trì dự án JSPS (Nhật Bản) và Điều phối viên dự án (Việt Nam) đề công bố ít nhất 1 bài báo trên tạp chí trong nước hoặc quốc tế.

(2) KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ CAM KẾT

a. Số lượng đề tài được phê duyệt:

    Số lượng đề tài được phê duyệt từ 7 đến 10.

b. Kinh phí đề tài từ dự án JSPS

 Kinh phí được ước tính theo chức danh của chủ nhiệm đăng ký như sau: 

- Cán bộ giảng dạy: 40.000.000 đồng (Người giới thiệu: Trưởng Khoa/Bộ môn)

- Nghiên cứu sinh: 40.000.000 đồng (Người giới thiệu: GV hướng dẫn khoa học)

- Học viên cao học: 30.000.000 đồng (Người giới thiệu: GV hướng dẫn).

c. Cam kết

Người đăng ký đề tài cam kết sử dụng kinh phí đúng mục đích nghiên cứu theo quy định của Đại học Tottori và đăng ký tài khoản ngân hàng với Đại học Tottori.

Nếu không hoàn thành đề tài nghiên cứu, phải trả lại kinh phí theo quy định của Đại học Tottori.

(3) QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Ngày/tháng/năm

Công việc

Ghi chú

20/8/2022

Bắt đầu thông báo đăng ký theo mẫu

Nộp bản file đăng ký qua email GS.

tsutsui@tottori-u.ac.jp

Nộp bản giấy có chữ ký chủ nhiệm và chữ ký xác nhận của người giới thiệu trực tiếp hoặc EMS đến văn phòng: GS.TS. TSUTSUI Kazunobu

Phòng G1.07, nhà G, Trường Đại học Khoa học,

77 Nguyễn Huệ, TP Huế, Thừa Thiên Huế.

25/9/2022

Kết thúc đăng ký

10/10/2022

Thông báo kết quả tuyển chọn đề tài

 

1/11/2022

Bắt đầu nghiên cứu

Đại học Tottori chuyển kinh phí đề tài

31/3/2023

Hạn cuối báo cáo giữa kỳ

 

31/3/2024

Hạn cuối báo cáo tổng kết (Final Report)

 

31/3/2025

Hạn cuối cho công bố bài báo khoa học

 

 (4) QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH CBPR

Chủ trì dự án JSPS (phía Nhật Bản): Giáo sư danh dự của Đại học Huế.

GS.TS. TSUTSUI Kazunobu. Email: tsutsui@tottori-u.ac.jp

Mọi thông tin liên quan đến chương trình, vui lòng liên hệ với Khoa Địa lý - Địa chất:

+ Địa chỉ: Tầng 1, nhà G, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

                Số 77 Nguyễn Huệ, phường Phú Nhuận, thành phố Huế

+ Điện thoại: 0234.3823837

+ Email: khoadia@husc.edu.vn

File đính kèm:
2022/20220822092714_phiu_ng_k_ti.docx
Người đăng: Như Ý

Thông tin tuyển sinh

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh và nộp hồ sơ

Chương trình ERASMUS+

Phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Sinh thái nông nghiệp